Sốt là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ,khi sốt nhiệt độ cơ thể bé sẽ tăng lên,tuy nhiên trong một số trường hợp thì khi sốt tay chân bé lại lạnh.Dấu hiệu này khiến các mẹ lo ngại.
Để biết thêm thông tin về bệnh cũng như các triệu chứng và cách chăm sóc khi trẻ sốt chân tay lạnh,mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây.
mục lục
Sốt là gì
Không phải tất cả trường hợp trẻ bị sốt đều đáng lo. Sốt đôi khi chỉ là biểu hiện của cơ thể đang chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi có tác nhân lạ xâm nhập cơ thể, hệ thống miễn dịch của bé sẽ ngay lập tức tạo ra các kháng thể nhằm ngăn cản sự xâm nhập này.
Đồng thời, trung tâm điều khiển nhiệt của hệ thần kinh trung ương sẽ ra một tín hiệu cho cơ thể giải thoát nhiệt ra ngoài bằng phản ứng sốt.
Hiện tượng sốt là quá trình sốt cao sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng đột ngột dẫn tới hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển cho nhiệt thoát ra ngoài qua da.Do đó, mà trẻ có bị sốt, đầu thì nóng nhưng tay chân lại lạnh.
Nguyên nhân sốt nhưng chân tay lạnh
Những trường hợp trẻ bị sốt cao đa số đều do sự tấn công của các loại vi-rút, vi khuẩn vào cơ thể bé như:
-Nhiễm siêu vi trùng như siêu vi gây bệnh cúm chân tay miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết…
– Nhiễm vi trùng do vi khuẩn gây ra các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi, thương hàn, kiết lị, tả, nhiễm trùng máu…
Bên cạnh đó các bé mọc răng,tiêm phòng cũng bị sốt chân tay lạnh.
Nếu trẻ rơi vào trường hợp này thì vừa có lợi và vừa có hại. Có lợi là thân nhiệt trẻ được hạ xuống, có hại tình trạng sốt tay chân lạnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ như co giật, mất nước, rối loạn hô hấp, nặng hơn thì có thể để lại di chứng não và thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Dấu hiệu trẻ sốt chân tay lạnh
Theo các bác sĩ nguyên nhân bé bị sốt tay chân lạnh là do vi-rút đã tấn công vào mao mạch, gây rối loạn vận động mạch, dẫn đến hạ nhiệt độ ở tứ chi.
Những biểu hiệu trẻ sốt chân tay lạnh.
- +Môi và má hồng hơn bình thường.
- +Bé quấy khóc liên tục, mặt tím tái, ra mồ hôi trộm nhiều.
- +Chân tay lạnh liên tục trong nhiều giờ.
- +Sốt cao liên tục đến ngưỡng 39 độ mà không có dấu hiệu giảm sốt dù đã áp dụng nhiều biện pháp.
- +Trẻ dần ngưng quấy khóc, lừ đừ và ngủ nhiều, cơ thể mềm.
Các biện pháp chăm sóc bé khi đang sốt chân tay lạnh
-Những trường hợp trẻ sốt dưới 38 độ C, mẹ không nên lo lắng quá và thường rất hay xảy ra do những thay đổi của thời tiết, chuyển mùa… Sau 4-5 ngày, virus sẽ tự thoái lui mà không cần sử dụng thuốc hạ sốt.
-Những trẻ sốt 38. 5 độ thì bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt trẻ em, nếu trẻ nhỏ thì dùng hapacol- paracetamol.
-Nhúng khăn sạch vào hỗn hợp nước ấm có pha chút chanh và muối, vắt nước và chườm vào trán, bẹn, nách, bàn tay, bàn chân cho trẻ. Lau nhiều ở tay và chân để giảm lạnh ở những vị trí này.
-Di chuyển tới nơi thoáng mát, cởi bớt quần áo cho bé để cơ thể thoát nhiệt ra.Giữ cơ thể trẻ sạch sẽ.
-Cho trẻ mặc các loại quần áo rộng, vải mềm, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
-Uống nước liên tục trong những ngày bị sốt, hoặc cho uống nước có điện giải điện giải dành cho trẻ em: Oresol.Còn nếu trẻ còn đang bú mẹ thì nên bú liên tục.
-Mẹ nên cho trẻ ăn những loại thức ăn lỏng, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để trẻ không bị đầy bụng khó tiêu.
– Cho trẻ uống nước cam để tăng cường vitamin C cho quá trình hồi phục.
-Không nên đắp quá nhiều chăn cho trẻ, khiến nhiệt độ cơ thể không được toát hết ra, gây phản tác dụng.
-Theo dõi và đo nhiệt kế thường xuyên để đảm bảo trẻ đã được hạ sốt và chân tay bớt lạnh.
Những điều lưu ý khi trẻ bị sốt chân tay lạnh
- -Không ủ ấm hoặc cố gắng mặc thêm nhiều quần áo cho trẻ, có thể khiến thân nhiệt tăng cao hơn, dẫn đến tình trạng trẻ bị co giật, sốc phản vệ và tử vong.
- -Tuyệt đối tránh chườm đá, dùng khăn lạnh để lau người, chườm cho trẻ hoặc dùng các biện pháp dân gian như xoa rượu, xoa cồn, giấm ăn cho trẻ.
- -Không lạm dụng thuốc hạ sốt và đảm bảo có sự hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý cho trẻ uống các loại aspirin…
- -Không dùng rượu, giấm, cồn pha vào nước để tắm cho bé. Điều này không chỉ làm bé bị bỏng da, mà còn có thể gây nguy hiểm cho bé.
- – Không cho bé ngủ nơi gió lùa hoặc ngủ trong phòng máy lạnh, không bật máy quạt xông thẳng trực tiếp vào người bé.
Đối với những bé sốt cao trên 38 độ hoặc bé sốt tay chân lạnh, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi và tiến hành các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân khiến bé bị sốt chân tay lạnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Không dùng rượu, giấm, cồn pha vào nước để tắm cho bé. Điều này không chỉ làm bé bị bỏng da, mà còn có thể gây nguy hiểm cho bé.