Vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên dễ mắc phải các bệnh về  đường hô hấp trên như:sổ mũi,ho có đờm..

Điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng.Để hiểu rõ hơn về bệnh mẹ hãy đọc bài viết sau đây.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là tình trạng bé ho kèm theo đờm nhớt trong cổ họng. Trẻ thường có cảm giác khó thở, nghẹt thở, quấy khóc, lười bú, mệt lả.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho có đờm

trẻ sơ sinh bị ho có đờm
trẻ sơ sinh bị ho có đờm

Đờm là một trong những dịch tiết của đường hô hấp, có tác dụng bám dính virus, vi khuẩn. Thông qua hệ thống lông mao và phản xạ ho, đờm sẽ được đẩy ra bên ngoài. Nói cách khác, đây là một phản xạ có lợi cho cơ thể bé. Tuy nhiên, nếu lượng đờm nhớt quá nhiều, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển dễ dàng, gây bội nhiễm đường hô hấp của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như.

Do thời điểm giao mùa, trẻ nhỏ không thích nghi.

Trẻ bị dị ứng với không khí ô nhiễm, khói bụi và phấn hoa.

Đang mắc các bệnh như:  cảm lạnh, cảm cúm, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản. Nếu trẻ ho có đờm kéo dài phải thận trọng vì có thể bị viêm phổi, viêm thanh quản, xoang, hen suyễn.

Đặc điểm thời tiết lạnh, không khí khô cũng khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh ho nhiều và kèm theo đờm đặc.

Độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ dẫn đến bé ho có đờm thở khò khè.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh ho có đờm

trẻ sơ sinh ho có đờm

Trẻ ho nhiều, tiếng ho nặng.

Trẻ khạc nhổ hoặc nôn chớ ra các cục đờm, nhớt màu trắng hoặc vàng đặc.

Trẻ có thể bị sốt hoặc không sốt.

Trẻ ho có đờm sổ mũi, nước mũi vàng, đặc.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là bệnh gì

Dựa vào triệu chứng và thời gian ho  cũng như màu sắc của đờm cha mẹ có thể đoán được phần nào về tình trạng sức khỏe của con.

Trẻ ho có đờm không sốt, viêm họng, sổ mũi, chán ăn, mắt kèm nhèm đây là biểu hiện trẻ bị cảm lạnh.

Trẻ sơ sinh ho có đờm, trẻ nôn sau cơn ho, tiếng thở khò khè có thể do trào ngược dạ dày thực quản hoặc đường thở có dị vật.

Trẻ ho có đờm về đêm, ho từng cơn. Giữa các cơn ho trẻ có biểu hiện khó thở, lồng ngực hít vào nghe có tiếng rít như gà gáy, môi tím tái do không nhận đủ oxy là biểu hiện trẻ bị ho gà.

Trẻ ho nhiều đờm về đêm, trẻ ho có đờm thở khò khè, có tiếng rít. Trẻ quấy khóc nhiều, bứt rứt, khó chịu rất có thể trẻ bị viêm tiểu phế quản.

    Trẻ sơ sinh bị ho có đờm trắng đục

Tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm trắng đục có thể coi là nhẹ nhất. Lúc này, có thể trẻ đã bị nhiễm trùng đường hô hấp hay bị cảm lạnh hoặc bị dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản. Bố mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc, điều trị ngay lập tức, nhằm tránh tình trạng bệnh của con diến tiến nặng, chuyển sang giai đoạn đờm có màu vàng hoặc màu xanh, tệ hơn là có lẫn máu hồng trong đờm. Khi đó, việc chữa trị sẽ khó khăn, không những mất nhiều thời gian hơn mà còn nguy hiểm cho bé.

   Trẻ sơ sinh bị ho có đờm vàng hoặc xanh

Khi bé nhà bạn gặp phải tình trạng này, bố mẹ phải đặc biệt lưu ý vì lúc này trẻ đã bị nhiễm khuẩn nặng, thường là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.

  Trẻ sơ sinh bị ho có đờm màu hồng

Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm mà đờm nhìn có màu hồng, màu máu, bố mẹ phải đặc biệt cẩn thận.  Đờm màu hồng có thể là dấu hiệu của tình trạng phù phổi cấp hoặc một bệnh nguy hiểm về phổi. Lúc này, trẻ cần phải được điều trị ngay để tránh tình trạng nhiễm trùng phổi nặng.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ho có đờm

Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước để làm loãng đờm nhớt, giúp việc tống đờm ra ngoài được dễ dàng hơn.

Có nhiều bài thuốc chữa ho đờm cho bé mẹ có thể tham khảo tại đây

chữa ho đờm ở trẻ sơ sinh bằng cách nào

Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm cho bé một số loại nước ép trái cây nhằm cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng, loại bỏ độc tố và long đờm hiệu quả.

Thực hành vỗ rung long đờm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Cách này sẽ giúp việc lưu thông tuần hoàn máu của phổi tốt hơn, đờm trong phế quản dễ long ra.

trẻ sơ sinh bị cảm cúm
trẻ sơ sinh bị cảm cúm

Vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày bằng cách súc miệng nước muối sinh lý, hút rửa mũi cho trẻ nếu trẻ sổ mũi nhiều sau đó mới nhỏ thuốc nhỏ mũi.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, tiếp tục cho con bú mẹ bình thường. Nếu con đang trong giai đoạn ăn dặm, bố mẹ nhớ tập cho bé thói quen không kén ăn để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, nơi sinh hoạt của trẻ để hỗ trợ điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm.

 Cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh ho có đờm

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ để hoàn thiện về mặt thể chất cũng như hệ miễn dịch.

Tránh để bé tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích: khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, các chất tạo hương…

Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày.

Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Vệ sinh phòng ở của trẻ thường xuyên để không khí lưu thông, tránh hình thành các ổ vi trùng, vi khuẩn.

Khi trẻ có dấu hiệu ho, sổ mũi nhẹ có thể cho uống ngay các bài thuốc dân gian trị ho đơn giản để phòng bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *