trẻ sơ sinh bị cảm cúm là một trong những bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ.Trẻ em thường có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn vì vậy rất dễ bị bệnh cảm, đặc biệt là các bé sơ sinh. Vậy, để phòng tránh và điều trị bệnh như thế nào là tốt nhất?Các mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cúm

trẻ sơ sinh bị cảm cúm
trẻ sơ sinh bị cảm cúm

Cúm, hay còn gọi là cảm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của bé do các virus cúm gây ra.

Trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị cảm cúm một phần bởi những người khác xung quanh bé. Thực tế, trong vòng hai năm đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bị cảm cúm khoảng 8 đến 10 lần. Theo tự nhiên, bệnh cảm cúm sẽ giảm hoặc khỏi trong khoảng 10 ngày..

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A, B,C gây ra.Trong đó loại virus A là dạng phổ biến nhất.

Virus cảm cúm thông thường xâm nhập cơ thể của bé qua miệng hay mũi. Con đường lây truyền có thể là:

– Không khí: Khi ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói, họ có thể trực tiếp lây lan virus cho trẻ em.

– Tiếp xúc trực tiếp: Cảm cúm thông thường có thể lây lan khi một ai đó chạm vào miệng hoặc mũi người bệnh, sau đó chạm vào bàn tay của bé. Em bé lại tự chạm vào mắt, mũi hay miệng.

– Tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm. Một số virus có thể sống trên bề mặt trong hai giờ hoặc lâu hơn. Em bé cũng có thể nhiễm virus khi chạm vào một bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như đồ chơi.

Triệu chứng thường gặp

trẻ sơ sinh bị cảm cúm
trẻ sơ sinh bị cảm cúm

Triệu chứng bệnh cảm cúm thường xuất hiện ra đột ngột và bắt đầu 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus cúm. Các triệu chứng nặng thường kéo dài 3 đến 5 ngày.Bao  gồm.

-Mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi.

Chảy nước mũi có thể rõ ràng lúc đầu, nhưng sau đó thường trở nên đặc hơn và biến màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

Ngoài ra, các bạn còn có một số dấu hiệu khác của một cảm cúm như:

-Sốt nhẹ khoảng 38oC.

-Hắt hơi.

-Ho.

-Giảm sự thèm ăn.

-Khó chịu.

-Khó ngủ.

Các biến chứng bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

-Viêm nhiễm trùng tai (viêm tai giữa).Nhiễm trùng tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.

-Thở khò khè: Cảm cúm có thể gây thở khò khè, ngay cả khi trẻ em không có bệnh suyễn.

Cách điều trị bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh bị cảm cúm
trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao

Cho bé uống nhiều nước.

+Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời làm loãng dịch tiết mũi của bé, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Với bé 6 tháng tuổi trở lên, mẹ đã có thể cho uống nước trắng.

+Nếu trẻ không mấy thích thú với nước lọc, mẹ nên cho bé thử uống nước ép trái cây tươi, không thêm đường. Trẻ dưới 6 tháng chỉ nên bú nhiều sữa mẹ và sữa công thức.

+Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung cho bé thêm nguồn chất lỏng nhiều dưỡng chất khác như nướt cốt gà, nước súp xương, bé 6 tháng tuổi đã có thể thưởng thức một chút trà hoa cúc âm ấm.

 Làm loãng các chất nhầy

Bác sĩ có thể khuyên nên nhỏ nước muối vào mũi để lỏng nhầy mũi.

– Hút mũi của bé.Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể tự hỉ mũi, vì vậy rất cần thiết đến sự trợ giúp của mẹ. Dụng cụ xịt rửa và hút mũi sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn.

– Làm ẩm không khí:Bị cảm cúm, triệu chứng đầu tiên của bé thường là sổ mũi. Dịch nhầy trong mũi bé làm bé nghẹt mũi và khó thở. Không khí ẩm là môi trường hoàn hảo để nới lỏng các chất nhầy, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé tắm nước ấm để giúp bé thêm thư giãn.

Cho bé ngủ với gối cao

+Nâng đầu bé khi ngủ có thể giúp bé dễ chịu hơn, mẹ có thể dùng gối, khăn gấp lại. Tuy nhiên, nằm gối cao chỉ thích hợp với trẻ 1 tuổi trở lên.

+Nếu bé ngủ trong nôi hoặc cũi, mẹ chỉ nên gối đầu cho con, đừng nên kê 2 chân của nôi hoặc cũi vì không đảm bảo độ chắc chắn và ổn định.

+Thêm một cách nâng đầu bé khi ngủ, cho bé vào xe đẩy, nâng cao đầu xe đẩy để bé thoải mái hơn khi ngủ và không bị chứng nghẹt mũi làm khó chíu.

Dầu nóng dành cho em bé

+Các loại dầu dành cho trẻ sơ sinh bị cảm như khuynh diệp, tinh dầu bạc hà tuy không có công dụng trị cảm cám cho trẻ nhưng lại giúp làm dịu những sự khó chịu gây ra bởi bệnh.

+Trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm và không bị gây khó chịu bởi dịch nhầy ở mũi nhờ cảm giác mát lạnh có được từ các sản phẩm dầu dành cho em bé.

-Nghỉ, nghỉ nhiều, nghỉ nhiều nữa.Mẹ nên cho bé nghỉ ngơi ở nhà để làm dịu bớt những triệu chứng cảm cúm. Nghỉ ngơi nhiều còn giúp trẻ chống lại khả năng bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.

Phương pháp phòng bệnh cảm cho em bé sơ sinh

trẻ sơ sinh bị cảm cúm
trẻ bị sốt do viêm họng

-Giữ em bé tránh tiếp xúc bất cứ ai bị bệnh, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của bệnh. -Tránh cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với nhiều người và các cuộc tụ họp công cộng.

-Rửa tay trước khi ăn hay chăm sóc cho em bé.

-Làm sạch đồ chơi của bé và núm vú giả thường xuyên.

-Cho bé uống nước hoa quả giàu vtm c để tăng cường hệ miễn dịch.

-Làm sạch đồ chơi của bé và núm vú giả thường xuyên.

-Tiêm vắc xin ngừa cúm cho bé.

-Dạy tất cả mọi người trong gia đình ho hoặc hắt hơi vào một khăn giấy và sau đó hủy nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *