Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi để các mẹ bầu

Mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên vẫn có những chuẩn nhất định được đưa ra để xác định sức khỏe và sự phát triển của con như thế nào. Đó chính là chuẩn cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi. Hãy cùng Khỏe Việt tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi để các mẹ bầu dễ dàng theo dõi sự phát triển của con ngay khi còn trong bụng mẹ, giúp mẹ và bé cùng khỏe.

Cách Đo Chiều Dài Và Cân Nặng Thai Nhi Theo Từng Tuần Tuổi

Cách đo chiều dài và cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi như sau:

  • Từ 8 – 20 tuần tuổi: Vì giai đoạn này thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ, chân của bé bị uốn cong trong bào thai nên rất khó để đo chính xác chiều dài và cân nặng của bé.  Chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – còn gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ 20 – 40 tuần tuổi: Chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Đồng thời, cân nặng cũng như kích thước của thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Tuần thai thứ 30 trở đi: cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng dần được hoàn thành để chuẩn bị chào đời.

Bảng Cân Nặng Thai Nhi Và Chiều Dài Thai Nhi Chuẩn Theo Từng Tuần

Như đã nói trên, mỗi bé sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên vẫn có những chuẩn nhất định được đưa ra để xác định sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Các mẹ có thể đối chiếu các chỉ số với bảng dưới đây để kiểm tra xem bé có đang phát triển tốt hay không. Song các mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu kết quả cho thấy bé yêu của bạn nhỏ hơn hoặc lớn hơn một ít so với bảng cân nặng thai nhi. Vì trên thực tế, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Dưới đây là bảng các chỉ số để mẹ tham khảo theo WHO năm 2019:

Tuần tuổi thai nhi Chiều dài (cm) Cân nặng (gam)
Tuần thứ 8 1.6 1
Tuần thứ 9
đọc tiếp tại đây

Giảm cân sau sinh là mong muốn của tất cả các mẹ sau khi sinh

Giảm cân sau sinh là mong muốn của tất cả các mẹ sau khi sinh. Nhưng trong giai đoạn này, không ít mẹ cảm thấy lo lắng về thân hình sồ sề, thay đổi quá nhiều  vóc dáng. Hình thành mặc cảm tự tin, chán nãn, luôn cảm thấy mệt mỏi. Đây cũng là nguyên nhân khiến không ít mẹ rơi vào căn bệnh trầm cảm. Đe doạ của sống của bản thân và của bé. Vậy làm sao để mẹ giảm cân sau sinh tại nhà hiệu quả mà vẫn an toàn? Cùng Ba Mẹ Việt tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Có thực đơn giảm cân đúng cách

Tập luyện thể dục mang nhiều hiệu quả, thúc đẩy việc đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng. Song song xây dựng một chế độ giảm cân khoa học sẽ thúc đẩy quá trình giảm cân nhanh hơn. Các mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ như: các loại thực phẩm giàu magiê, vitamin B6, canxi, kẽm.. Thông qua một số loại dưới đây:

  • Cam
  • Trứng
  • Thịt bò nạc
  • Bánh mì
  • Các loại đậu
  • Gạo lức
  • Rau xanh

Bên cạnh đó, mẹ không nên áp dụng phương pháp ăn kiêng khem, cắt giảm tinh bột, calorie quá mức. Vì điều này, không giúp mẹ giảm cân hoàn toàn, mà còn có nguy cơ tăng cân nhanh hơn.

Đọc thêm bài viết Bật mí cách giảm mỡ bụng sau sinh của người Nhật

2 . Kiểm soát việc thèm ăn hiệu quả

Với bất kì ai khi giảm cân sau sinh, việc cắt giảm lượng thức ăn hàng ngày xuống mức giới hạn cho phép, sẽ khiến cơn thèm ăn nhanh chóng xuất hiện, gây khó chịu, thôi thúc mẹ muốn được ăn nhiều hơn.

Nhưng để đạt được kết quả giảm cân mong muốn, bên cạnh lựa chọn thực phẩm lành mạnh, các mẹ nên xác định được những loại thực phẩm không nên ăn, hạn chế hấp thu quá nhiều calorie không cần thiết, dẫn đến quá trình giảm cân thất bại. Một số loại thực phẩm nên tránh như:

  • Thực phẩm giàu chất béo
  • Đường tinh luyện
  • Đồ uống có đường
  • Thực phẩm chế biến săn
  • Thực phẩm chiên
  • Thực phẩm mặn
  • Cafe
  • Rượu

3. Chăm chỉ luyện tập thể dục tại nhà

Hầu hết các mẹ sau sinh, đều đọc tiếp tại đây

Bật mí cách giảm mỡ bụng sau sinh của người Nhật

Cách giảm mỡ bụng sau sinh của người Nhật hay vấn đề giảm cân nói chung được tiến hành rất nghiêm túc và kiểm tra thường xuyên. Họ áp dụng nhiều phương pháp kết hợp với nhau, tỉ mỉ trong việc lựa chọn thực phẩm cho đến chế độ luyện tập đều đặn mỗi ngày. Vì thế các phương pháp này hầu hết được rất nhiều chị em phụ nữ áp dụng cho quá trình giảm cân sau sinh của mình. Tuy nhiên để áp dụng đúng cách cần phải có kiến thức và am hiểu nhất định. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé!

1. Cách giảm mỡ bụng sau sinh của người Nhật với những phương pháp đơn giản

1.1 Ngồi thiên và tập hít thở sâu

Đối với những mẹ sau sinh, việc vận động mạnh trong giai đoạn này là không nên. Thứ nhất do thể lực còn quá yếu, thứ hai với những mẹ sinh mổ, việc vận động không phù hợp có thể ảnh hưởng đến vết thương và khiến mẹ cảm thấy đau đớn, khó chịu.
quan tâm OA Zalo để biết thêm thông tin

Phương pháp ngồi thiền được xem như một cách giảm cân đơn giản nhưng vô cùng bổ ích, có thể giảm cân sau sinh an toàn, lại tĩnh tâm, giúp cải thiện tinh thần hiệu quả.

Mẹ chỉ cần ngồi xuống, trong tư thể thoải mái, nhắm mắt, hít thở sâu và giữ trong một hoặc hai phút. Sau đó, thở ra nhẹ nhàng bằng miệng. Thực hiện bài tập này 5 lần trước khi dùng bữa.

1.2 Massage sau sinh

Với phương pháp massage sau sinh, vừa là cách chăm sóc cơ thể vừa là cách để giảm cân và thư giãn. Những tác động trực tiếp sẽ giúp đánh tan được các vùng mỡ thừa cần thiết đặc biệt là giảm mỡ bụng.

Thực hiện massage ở lưng, tay, chân và các bộ phận khác nhưng với mẹ sau sinh mổ cần tránh vùng bụng, không bị động vết thương, gây nhiễm trùng hoặc khó lành. Mẹ lưu ý khi thấy vết thương đã lành, khô hẳn, không có dấu hiệu mưng mủ, thì mới được massage. Không nôn nóng làm đẹp mà ảnh hưởng đến sức khoẻ và chăm sóc bé trong giai đoạn sau đọc tiếp tại đây

10 cách để bà bầu có giấc ngủ ngon và sâu hơn

Trong quá trình mang thai, bà bầu sẽ thường khó ngủ do gặp phải rất nhiều những rắc rối về sức khoẻ như buồn nôn, ợ nóng, chuột rút hay khó thở… Cùng với đó, những thói quen khi đi ngủ lúc chưa mang thai của bà bầu sẽ khiến những rắc rối này trở nên tệ hơn, biến việc lên giường đi ngủ trở thành một cơn ác mộng mỗi đêm. Hãy thử 10 cách dưới đây mà Mẹ Việt gợi ý để bà bầu có giấc ngủ ngon và sâu hơn, đảm bảo sức khỏe.

Đọc thêm bài viết

#1 MẤT NGỦ KHI MANG THAI PHẢI LÀM SAO

#2 Bổ Sung Sắt Và Canxi Cho Bà Bầu

#3 Cách Chữa Tắc Tia Sữa Sau Sinh

10 cách để bà bầu có giấc ngủ ngon và sâu hơn

Tập yoga dành cho bà bầu

Những động tác yoga nhẹ nhàng đặc biệt rất thích hợp cho bà bầu. Bên cạnh những tác dụng tích cực đối với sức khỏe bà bầu như cải thiện tâm trạng, giải toả mệt mỏi, tăng cường sự dẻo dai, tập yoga thường xuyên còn giúp bà bầu có được những giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Các nghiên cứu đã lý giải điều này rằng sự gắng sức trong quá trình tập yoga với những động tác duỗi và thư giãn cơ bắp giúp người ta ngủ ngon hơn, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Đồng thời, các bài tập hít thở trong yoga giúp cải thiện các vấn đề về hô hấp ở bà bầu.

Tránh ăn uống vào đêm muộn

Có thể các mẹ biết rằng em bé đang đói, nhưng không nên ăn bất cứ thứ gì trong khoảng thời gian ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Việc ăn uống quá muộn trước giờ ngủ có khả năng gây ra tình trạng trào ngược hay ợ nóng do thức ăn chưa được tiêu hoá hết. Và tất nhiên, điều này sẽ khiến bà bầu có cảm giác khó chịu và mất ngủ.

Nằm ngủ nghiêng về một bên

Bà bầu nên tập cho bản thân thói quen nằm ngủ nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa hay nằm sấp. Theo lý giải của các chuyên gia, việc nằm ngủ nghiêng về một bên có tác dụng hạn chế áp lực vào dạ con, giúp đọc tiếp tại đây

LÀM NGAY NHỮNG ĐIỀU NÀY NẾU MUỐN SINH CON KHỎE MẠNH

Sức khỏe của cha mẹ trước khi quyết định có thai sẽ chi phối việc em bé của bạn trong tương lai có khỏe mạnh hay không. Khỏe mạnh ở đây bao gồm luôn cả việc bảo vệ bé khỏi bị dị ứng, eczema, hen suyễn, trầm cảm, các vấn đề đường ruột, bệnh tự miễn dịch, bệnh tiểu đường, bệnh tim, và thậm chí chứng tự kỷ. Nghiêm túc đấy: tốt nhất bạn nên chuẩn bị một môi trường hoàn hảo cho thiên thần bé nhỏ của bạn. Ba Mẹ Việt xin chia sẻ 1 số cách để sinh con khỏe mạnh.

Nếu đang chuẩn bị có con, hãy bổ sung vitamin

Các khuyến cáo y tế đã khẳng định rõ: tất cả phụ nữ đang lên kế hoạch có con hãy sử dụng axit folic (một vitamin nhóm B) bởi vì nó vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe của bé chống lại các khuyết tật ống thần kinh. Không chỉ có vậy, axit folic còn bảo vệ bạn khỏi biến chứng sẩy thai, sinh non, cao huyết áp và tiền sản giật trong thai kỳ. Chưa kể acid folic còn có thể ngăn ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ.

Mỗi ngày, bạn nên bổ sung 400 mcg đến 1 mg acid folic để bảo vệ tối ưu. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm vitamin D3 (1.000 đến 2.000 đơn vị mỗi ngày), vitamin E và sắt. Tất cả những vitamin này đều có tác dụng giúp bạn chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, viên mãn.

Đọc thêm bài viết 7 Cách Giảm Đau Đầu Khi Mang Thai

Nói không với cá ngừ và tất cả các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân

Cá là một nguồn protein siêu giàu dinh dưỡng như protein, sắt và axit béo omega-3, rất thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển não bộ của bào thai, của trẻ đang bú mẹ và trẻ nhỏ. Nhưng một số loại cá lại có hàm lượng thủy ngân cao, khi đi vào thai nhi qua dây rốn có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe như khiếm khuyết nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như mù, điếc hay chậm phát triển trí não nếu như bào thai bị nhiễm kim loại này từ trong tử cung.

Thủy ngân đặc biệt độc hại đọc tiếp tại đây

đau ngực có phải mang thai

Ngực Đau Có Phải Là Có Thai – Tại Sao Điều Này Lại Xảy Ra

Ngực đau có thể là một nỗi đau mà bạn không muốn. Nhưng nếu bạn đang cố gắng mang thai, bạn có thể nghĩ rằng cơn đau ở  ngực là dấu hiệu bạn đã chờ đợi. Ngực đau có phải là có thai ?. Bạn phải làm gì đây. hãy cùng Khỏe Việt tìm hiểu nhé

Bạn đã nhận được hai vạch màu hồng hoặc xanh lam trên que thử thai tại nhà chưa? Than ôi, cảm giác đau nhức này có thể kéo dài một thời gian. Nhưng đừng lo lắng – hầu hết những thay đổi mà các cô gái của bạn đang trải qua là hoàn toàn bình thường. Chúng ta sẽ nói về điều này nhiều hơn sau một phút.

Tự hỏi liệu mình có thai không? Chà, điều khó chịu là ngực bị đau có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Một số liên quan đến các hormone giảm và  không chỉ khi mang thai mà còn trong chu kỳ kinh nguyệt đều đặn của bạn.

Tuy nhiên, trước khi để sự thất vọng của bạn chuyển sang một dấu hiệu không thể kết luận khác, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn một chút – có một số đặc điểm phân biệt thường khiến ngực bị đau hơi khác khi mang thai.

Cảm giác như thế nào khi mang thai

đau ngực có phải mang thai

Cũng giống như  , đau vú cũng có nhiều loại. Nó có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên vú. Bạn có thể cảm thấy nó ở khắp, ở một vị trí cụ thể hoặc di chuyển ra ngoài vào nách. Đau nhức có thể liên tục, hoặc có thể đến và biến mất.

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơn đau vú có xu hướng âm ỉ và nhức nhối. Ngực của bạn có thể cảm thấy nặng và sưng lên. Chúng có thể siêu nhạy cảm khi chạm vào, khiến việc tập thể dục và quan hệ tình dục rất khó chịu. (Mẹo chuyên nghiệp: Hãy mặc một chiếc áo lót thể thao đáng tin cậy và đồng thời giao tiếp với đối tác của bạn để khám phá các khu vực khác trong thời gian này.) Nếu bạn là người hay ngủ, cơn đau có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm.

Đọc thêm bài viết Tắc Tia Sữa Vón Cục- Nỗi

đọc tiếp tại đây
bà bầu ngủ hay giật mình

Bà bầu ngủ hay giật mình là do đâu

Hiện tượng ngủ bị giật mình khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy hoang mang và lo lắng. Lo sợ đây là dấu hiệu cảnh báo gì đó, có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy thực tế bà bầu ngủ hay giật mình có sao không? Cùng babau365.com tham khảo bài viết bà bầu ngủ hay giật mình là do đâu? Nguyên nhân và khắc phục nhé.

Nguyên nhân bà bầu ngủ hay giật mình

Ngủ hay bị giật mình khi mang thai là do đâu? Nguyên nhân bà bầu ngủ hay bị giật mình

Giật mình là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nó có thể khiến tim đập nhanh hơn, đồng thời tạo ra Hormone Adrenaline giúp giảm đau và giúp chúng ta sẵn sàng đối với nguy hiểm nếu có.
– Trong khi thức, bạn thường bị giật mình do các tiếng động lớn bất ngờ, đột ngột. Còn trong khi ngủ, giật mình xảy ra có thể là do tâm lý căng thẳng, Stress, áp lực công việc,… Nhất là đối với phụ nữ mang thai, tâm lý thường nhạy cảm hơn người bình thường, vì thế đây là nguyên nhân khiến bà bầu bị giật mình trong khi ngủ.

Tuy bà bầu đi ngủ hay giật mình là hiện tượng bình thường, nhưng đôi khi khi nó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như: Ngủ ngáy, nghiến răng khi ngủ hoặc cũng có thể là do bệnh tim mạch.

Đọc thêm bài viết Dấu Hiệu Tiền Sản Giật Ở Mẹ Mang Thai Cần Chú Ý

Cách khắc phục tình trạng đi ngủ bị giật mình khi mang thai

Cách giúp bà bầu ngủ ngon, không bị giật mình khi ngủ

Để giúp bà bầu ngủ ngon không bị giật mình các mẹ nên thay đổi một số điều như sau:

Thay đổi tư thế ngủ: Nằm ngủ 1 tư thế quá lâu, nhất là nằm nghiên bên phải, làm cản trở quá trình lưu thông máu, nên gây ra chứng giật mình khi ngủ. Vì thế, khi mang thai các mẹ nên nằm nghiêng bên trái và thường xuyên đổi tư thế khi mỏi, nó sẽ giúp các mẹ kiểm soát được tình trạng bị giật mình khi mang thai trong giấc ngủ đấy nhé.

Thay đổi tư thế ngủ – Cách khắc phục bà bầu
đọc tiếp tại đây
tiền sản giật

Thai Giáo 3 Tháng Giữa Mẹ Bầu Nên Biết

Nếu 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ tập trung nhiều vào việc ổn định tâm trạng và duy trì cảm xúc tích cực cho mẹ bầu. Thì 3 tháng giữa của thai kỳ, là thời điểm vàng để mẹ thực hiện tất cả các phương pháp thai giáo. Không chỉ có lợi cho mẹ bầu mà còn trực tiếp giúp con phát triển toàn diện. Vậy các phương pháp thai giáo 3 tháng giữa là gì, vì sao nên thực hiện thai giáo 3 tháng giữa, Hãy cùng tìm hiểu sau đây nhé. 

Vì sao nên thực hiện thai giáo ba tháng giữa thai kỳ?

Ba tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi có sự phát triển nhanh hơn, hoàn thiện hơn và đánh dấu những cảm nhận đầu đời của bé. Các bộ phận trong cơ thể thai nhi phát triển nhanh về kích thước và hoàn thiện chức năng. Các cơ quan thính giác, thị giác, xúc khác bắt đầu có khả năng thu nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài tử cung. Đây cũng là thời điểm dung hòa tốt nhất giữa mẹ và thai nhi.

Các phương pháp thai giáo bằng ánh sáng, ngôn ngữ, vận động…chính là những liệu pháp thai giáo hoàn hảo nhất, để kích thích và tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ trong tương lai.

điều trị tiền sản giật

Tác Dụng Với Mẹ

Còn đối với mẹ, 3 tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian tuyệt vời nhất cho các mẹ bầu. Khi sức khỏe mẹ đã đi vào ổn định và đã quen dần với sự hiện diện của sinh linh bé bỏng trong bụng. Việc thực hành thai giáo tháng thứ 4, tháng thứ 5, tháng thứ 6 đều rất thuận lợi.

Ngoài ra, thông qua thực hành thai giáo,  thai nhi cũng bắt đầu cảm nhận được sợi dây gắn kết với mẹ. Những phương pháp thai giáo thông qua xúc giác (chạm nhẹ ở vùng bụng), thính giác (trò chuyện, nghe nhạc), cảm xúc, thị giác (ánh sáng), vận động không chỉ giúp thai nhi phát triển toàn diện mà còn tăng cường cảm nhận, nhận biết được sự quan tâm, yêu thương từ bố mẹ. Thực hành thai giáo thường xuyên cũng sẽ giúp mẹ có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của thai đọc tiếp tại đây

Hướng Dẫn Thai Giáo 3 Tháng Đầu Cho Mẹ Bầu Khỏe Mạnh

Thai giáo ngày càng trở nên phổ biến. Tuy thế, không phải mẹ bầu nào cũng tiếp cận với thai giáo ngay từ những tháng đầu mang thai. Áp dụng thai giáo càng sớm thì giúp thai nhi càng có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất và thông minh hơn. Và trong giai đoạn 3 tháng đầu, áp dụng thai giáo sẽ giúp mẹ ổn định tâm lý và đảm bảo sức khỏe. Vậy những nội dung chính trong thai giáo 3 tháng đầu là gì, Hãy cùng Mẹ Việt tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Sự Thay Đổi Của Mẹ Và Thai Nhi Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

Sư Phát Triển Của Thai nhi:

3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển.  Bắt đầu từ phôi thai cho đến khi hình thành hình hài trên cơ thể. Ở tuần thứ 13, thai nhi có chiều dài khoảng 7-8 cm, nặng khoảng 21-22g. Lúc này, các bộ phận trên khuôn mặt của thai nhi đã hình thành đầy đủ. Ngón tay ngón chân của con đã có thể cử động được nhẹ nhàng. nên thai nhi sẽ có những cử động đầu tiên trong bụng mẹ nhưng những chuyển động này quá nhỏ nên mẹ bầu chưa thể cảm nhận rõ ràng được. Ruột, gan, thận của bé cũng đã hình thành và phát triển nhưng chưa hoàn. Các tế bào thần kinh não cũng đã phát triển với “tốc độ chóng mặt”.

Thai nhi 3 tháng đầu sống bằng nội tiết trong cơ thể mẹ, chưa hấp thụ được trực tiếp chất dinh dưỡng từ bên ngoài. 

Sự Thay Đổi Của Mẹ

Trong  3 tháng đầu thai kỳ, trọng lượng cơ thể mẹ chưa có thay đổi nhiều. Da bụng đậm màu hơn. Một số mẹ bầu thường có triệu chứng ốm nghén đến khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Một số biểu hiện mệt mỏi, đau, tức ngực, thay đổi cảm xúc, tâm trạng, đi tiểu nhiều. Các mẹ khác còn giảm cân với hiện tượng buồn nôn, nôn kéo dài. Nguyên nhân nhân chính là do sự thay đổi đột ngột của hoocmon trong cơ thể mẹ. tử cung cũng lớn dần tạo điều kiện để cho thai nhi phát triển. 

Giai đoạn này con chưa thể tương tác trực tiếp với mẹ. Do đó, đọc tiếp tại đây

Dấu Hiệu Tiền Sản Giật Ở Mẹ Mang Thai Cần Chú Ý

Nỗi lo lớn nhất của hầu hết phụ nữ khi mang thai là đối mặt với các tai biến sản khoa. Một trong số đó là hội chứng tiền sản giật khi mang thai – tiền căn của sản giật – được xem là nguyên nhân gây tử vong cao cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ. Đặc trưng bởi huyết áp cao và dễ gây tổn thương đến các cơ quan khác, thường là gan và thận. Hiện tượng này có thể xảy ra sớm sau tuần thai thứ 20, nhưng rất hiếm gặp. Đa phần các triệu chứng chỉ xuất hiện sau tuần thai thứ 34. Ở một vài thai phụ, triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng 48 giờ sau sinh. 

Tiền sản giật là căn nguyên dẫn đến sản giật – một tai biến sản khoa nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân gây tử vong cho mẹ bầu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

tiền sản giật

Dấu hiệu tiền sản giật 

Tiền sản giật đôi khi xuất hiện và phát triển âm thầm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Dấu hiệu đầu tiên thường là tăng huyết áp thai kỳ. Huyết áp cao có thể phát triển chậm hoặc có thể khởi phát đột ngột. 

  • Huyết áp vượt quá 140/90 mmHg hoặc cao hơn và được ghi nhận trong hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất bốn giờ thì được xem là bất thường.
  • Huyết áp càng cao thì tiên lượng tiền sản giật càng nặng

Do đó, các mẹ cần được theo dõi huyết áp từ những ngày đầu mang thai. Và đều đặn kiểm tra huyết áp trong suốt thai kỳ. 

Đọc thêm bài viết Đường Sọc Nâu Ở Bụng Mẹ Bầu- Những Điều Mẹ Nên Biết

Ngoài ra, các biểu hiện khác của tiền sản giật bao gồm:

  • Protein dư thừa trong nước tiểu (protein niệu). Được phát hiện khi kiểm tra nước tiểu. Protein niệu dương tính khi lượng protein lớn hơn 0,3g/l/24 giờ hoặc trên 0,5g/l/ mẫu nước tiểu ngẫu nhiên
đọc tiếp tại đây