Bài Test Trẻ Chậm Nói ASQ-3 Mẹ Nên Biết Khi Trẻ Có Dấu Hiệu Chậm Nói

Có nhiều “thước đo” để xác định một đứa trẻ có bị chậm nói hay không. Trong số đó, bài test cho trẻ chậm nói là được nhiều phụ huynh áp dụng nhất. Dưới đây là bộ câu hỏi trong bài đánh giá giúp bố mẹ nhận biết sớm tình trạng của trẻ.

Bài test cho trẻ chậm nói là gì?

Hay còn được gọi là bảng hỏi về Độ tuổi và Giai đoạn phát triển ASQ-3 giúp phụ huynh kiểm tra tình trạng ngôn ngữ của trẻ. Qua đó nhận định chính xác con có bị chậm nói không.

Bài đánh giá sẽ bao gồm 20 câu hỏi. Bố mẹ chỉ việc trả lời Có hoặc không. Tuy nhiên, để trả lời được những câu hỏi này, bố mẹ cần có sự quan sát, chú ý đến trẻ để có thể hoàn thành bài test này một cách khách quan. Dựa vào câu trả lời của mẹ, chuyên gia có thể đánh giá mức độ chậm nói ở trẻ nhỏ.

Thông tin chi tiết về bài test ASQ-3 bạn đọc tại đây : ASQ-3 – Bài Test Trẻ Chậm Nói Cho Bé Từ 01 Tháng – 66 Tháng

Bảng hỏi về Độ tuổi và Giai đoạn phát triển ASQ-3

Dưới đây là 20 câu hỏi ASQ-3

 … đọc tiếp tại đây

Tập kỉ luật cho con ở mọi độ tuổi – Mẹ nên biết

Thật khó để tưởng tượng rằng sinh linh bé bỏng mới chào đời của bạn ngày nào giờ đây đang biến thành một đứa trẻ ngang ngạnh hỗn xược. Nhưng đó là sự thật bạn ạ, ngay cả những đứa trẻ ngoan nhất cũng có thể sinh hư khi bước vào một độ tuổi nào đó. Và trách nhiệm của bạn – người làm cha mẹ, là quan tâm chăm sóc, dạy dỗ, tập kỉ luật cho con đúng cách.

Ngoài sự yêu thương chăm sóc, bạn cũng cần có những phương pháp kỷ luật con đúng đắn và phù hợp độ tuổi khi bé có những hành vi sai trái.

Có lẽ bạn cũng thấy rằng việc nuôi dạy con dường như đang ngày càng mang tính thách thức đối với các ông bố bà mẹ chúng ta.

Là một ông bố bà mẹ thông minh, bạn cần trang bị những hiểu biết về tâm lý con trẻ cùng với những kinh nghiệm dạy con đúng cách.

Hãy tham khảo những bí quyết dưới đây mà Khỏe Việt đã liệt kê ra để tích góp thêm hành trang cho sự nghiệp làm cha mẹ của mình bạn nhé!

Tập kỉ luật cho con ở độ tuổi chập chững biết đi

Đối với trẻ 10-12 tháng tuổi, bạn chỉ nên nói “không” và khẻ nhẹ vào tay bé để dạy con những điều cần thiết. Chẳng hạn như để dạy bé không tò mò tọc mạch những đồ vật nguy hiểm, dễ vỡ, dễ cháy, hoặc dạy bé không bỏ tay và các thứ khác vào mồm vì chúng có thể khiến bé mắc nghẹn hay ngộ độc.

Tuy nhiên, kể từ khi bé chập chững biết đi, bạn cần phải nghiêm khắc hơn với con nhé. Bạn cũng nên nhớ rằng sự ngang bướng của bé thường xuất phát từ những vấn đề khác như sợ hãi, đau bệnh hoặc cảm giác choáng ngợp với môi trường xung quanh. Và bé đơn giản chỉ là không ý thức được những việc mình làm mà thôi.

Đọc thêm : Sốt xuất huyết ở trẻ em và những điều cần biết

Và dù là vì lý do gì, những lúc bé ngang bướng, trước tiên bạn nên nói con dừng lại và hướng bé đến những hoạt động tích cực khác. Bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian để nhắc đọc tiếp tại đây

Cách cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản – không phải ai cũng biết

Đối với quan niệm của người Việt từ xưa đến nay, cuộc đời của mỗi người đều chính thức bắt đầu ngay sau nghi lễ cúng đầy tháng và có tuổi sau khi cúng thôi nôi. Lúc đó các bậc cha mẹ sẽ cúng cáo trời đất, tổ tiên chính thức đặt tên cho trẻ sơ sinh và nguyện cầu phúc lành cho trẻ khỏe mạnh, chóng lớn.

Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái là truyền thống lâu đời của người Việt. Tương truyền đây là lúc cha mẹ sẽ cúng cáo trời đất, tổ tiên chính thức đặt tên cho trẻ sơ sinh và nguyện cầu phúc lành cho trẻ khỏe mạnh, chóng lớn. Hãy cùng Khỏe Việt tìm hiểu về cách cúng đầy tháng cho con nhé.

 

Nguồn gốc của lễ cúng ngày tháng

Khi nói về nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng, ở mỗi nơi sẽ có những câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều là những câu chuyện về các bà Mụ và Đức ông, đồng thời cũng là nghi lễ khẳng định sự hiện hữu của một thành viên mới.

Câu chuyện thường được các bà mẹ truyền tai nhau về tục này đó là: Mỗi đứa trẻ sơ sinh đều do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng do tay các Bà Mụ nặn ra. Khi bé yêu tròn một tháng và khỏe mạnh, cha mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng cảm ơn Bà Mụ và Đức ông đã đem đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông.

Đọc thêm bài viết : BÍ QUYẾT ĐỂ BÀ BẦU CÓ NHỮNG ĐÊM NGON GIẤC

12 bà Mụ (mẹ sanh) là những ai?

12 bà Mụ là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng, mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, được gọi tên như sau:

Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh)

Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai)

Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai)

Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ)đọc tiếp tại đây

Tuyệt chiêu phát triển tư duy locgic đột phá ở trẻ

Tư duy logic là yếu tố nền tảng cho việc phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Phần lớn các bậc làm cha làm mẹ đều có suy nghĩ rằng, để trẻ trưởng thành và phát triển một cách tự nhiên, chỉ chăm sóc trẻ qua bữa ăn, giấc ngủ, đôi khi trò chuyện và bảo ban trẻ, khi trẻ lớn một chút thì đưa trẻ đến trường để thầy cô dạy dỗ là đủ.

Tuy nhiên, trí não của trẻ tăng lên theo độ tuổi. Theo bản năng, trẻ thích tìm tòi và tò mò muốn biết về mọi thứ, cho nên cha mẹ cần dạy cho trẻ những điều đó.

Tuổi phát triển trí não cho bé

Khi 1 tuổi, trẻ cần học những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh, về những người thân trong gia đình. Nhưng khi đến 3 tuổi, trẻ lại cần có những lời giải thích về những kiến thức đó. Ba năm đầu đời là ba năm phát triển lớn của trẻ trong mọi lĩnh vực. Ở tuổi lên 3, não trẻ phát triển một cách đáng kể, có sự liên kết hàng tỷ tỷ các tế bào, các kết nối này ảnh hưởng đến học vấn của trẻ sau này.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng 50% khả năng học vấn của trẻ hình thành vào tuổi lên 5 và 80% vào tuổi lên 8. Đây là thời kỳ não bộ có số kết nối gấp đôi số lần kết nối của não người lớn. Những trải nghiệm trong 8 năm đầu đời có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến khả năng phát triển não bộ của một người.

Nếu trẻ được phát triển đúng cách, trẻ sẽ có được năng lực tư duy và học tập tốt hơn rất nhiều trong tương lai. Một trong những phương pháp quan trọng giúp trẻ có tư duy tốt là đặt câu hỏi cho trẻ.

Đọc thêm bài viết : LÀM NGAY NHỮNG ĐIỀU NÀY NẾU MUỐN SINH CON KHỎE MẠNH

Nền tảng đầu tiên chính là “GHI NHỚ” thông tin

Trẻ bắt đầu biết quan sát và nhớ lại được các thông tin như ngày tháng, nơi chốn, sự kiện, các ý chính của một chủ đề nào đó. Hãy hỏi trẻ các câu hỏi như: bao đọc tiếp tại đây

Cách lên thực đơn cho bé biếng ăn

Lên thực đơn cho bé biếng ăn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ và đôi khi khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Đừng lo lắng! Hãy tham khảo ngay thực đơn cho bé biếng ăn của Khỏe Việt gợi ý dưới đây để giúp bé cảm thấy vui hơn khi ăn uống và quan trọng là cung cấp đầy đủ dưỡng chất để bé tăng trưởng đạt chuẩn, đặc biệt, còn giúp mẹ không mất thời gian hơn trong quá trình chế biến, lựa chọn thức ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé biếng ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: tiêu hóa, thức ăn, yếu tố bệnh lý, sinh lý…Vì thế, để khắc phục tình trạng biếng ăn cho bé, bên cạnh việc cải thiện vấn đề cốt lõi là ổn định tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé với 1 số sản phẩm hỗ trợ giúp bé ăn ngon, tiêu hóa tốt có uy tín trên thị trường thì mẹ cũng cần chú ý hơn đến các bữa ăn của bé.

#1 Mẹ Làm Gì Để Trẻ Có Hệ Tiêu Hóa Tốt

#2 Bà Bầu Kiêng Ăn Gì- Những Thực Phẩm Mẹ Bầu Lên Tránh

5 điều cơ bản cần nhớ khi lên thực đơn cho bé biếng ăn

Lên thực đơn theo nhu cầu dinh dưỡng của bé

Khi lên thực đơn, mẹ hãy căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng, sở thích của bé theo từng giai đoạn tuổi, giai đoạn phát triển. Đừng ép bé ăn đi ăn lại món ăn bổ dưỡng, bởi quan trọng vẫn là bé ăn đầy đủ, cân bằng các dưỡng chất. Đừng quên tham khảo các bảng nhu cầu năng lượng, protein, đạm, chất béo…của các chuyên gia dinh dưỡng đề xuất cho bé nhỏ.

Thực đơn giàu dinh dưỡng cho bé

Sáng tạo khi chế biến các món ăn mới lạ

bé biếng ăn nên mẹ hay chiều bé ăn những món bé thích. Tuy nhiên, điều này dễ khiến bé không đủ chất, đồng thời nhanh chán ăn hơn. Hãy dành thời gian tìm hiểu thêm các món ăn mới lạ về mùi vị, màu sắc để kích thích sự thèm ăn của bé.

Đa dạng hóa thực đơn cho bé

Đừng giữ mãi 1 cách chế biến: Băm nhỏ, nghiền nát thức ăn…thành đọc tiếp tại đây

Các Nguyên Nhân Trẻ Khó Ngủ Và Cách Khắc Phục

Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ vẫn đang điều chỉnh thói quen ngủ bình thường.

Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 14 đến 17 giờ  trong khoảng thời gian 24 giờ, thức dậy thường xuyên để bú cả ngày và đêm.

Trẻ 1 và 2 tháng tuổi nên ngủ cùng thời lượng, 14 đến 17 giờ một ngày, chia thành tám đến chín giờ ngủ ban đêm và bảy đến chín giờ ngủ ban ngày trong một vài giấc ngủ ngắn. Trẻ 3 tháng tuổi cần ngủ từ 14 đến 16 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ.

Trẻ sơ sinh rất nhỏ thường ngủ ngắn, giống như tiếng cựa, một phần là do chúng cần được ăn quá thường xuyên. Nó hoàn toàn bình thường ngay bây giờ và nó sẽ sớm bắt đầu thay đổi.

Điều đó nói rằng, có một số thách thức có thể khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, không ngủ, ít ngủ hơn. Ở độ tuổi này, ba trong số những vấn đề phổ biến nhất là:

Không cho trẻ nằm sấp

Bé quấy khóc hoặc không chịu yên khi nằm ngửa khi ngủ. Trẻ sơ sinh thực sự cảm thấy an toàn hơn khi nằm sấp khi ngủ, nhưng tư thế ngủ đó có liên quan đến tỷ lệ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cao hơn nhiều. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ.

Nếu em bé không chịu nằm ngửa, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa kiểm tra thể chất cho bé. Nhiều khả năng là em bé không cảm thấy an toàn khi nằm ngửa. Nếu đúng như vậy, mẹ có thể thử áp dụng một số  thủ thuật để khuyến khích trẻ ngủ ngửa , bao gồm quấn tã cho trẻ và cho trẻ ngậm núm vú giả khi đi ngủ. Chỉ cần gắn bó với một thói quen nhất quán. Cuối cùng, con bạn sẽ quen với việc nằm ngửa khi ngủ.

Ngủ ngày cày đêm

Em bé của bạn ngủ cả ngày, nhưng sau đó lại thức suốt đêm.

Các thói quen về đêm của trẻ sơ sinh sẽ tự điều chỉnh khi trẻ thích nghi với cuộc sống bên ngoài, nhưng có một số điều bạn có thể làm để  giúp trẻ phân biệt giữa ngày và đêm, bao gồm giới hạn … đọc tiếp tại đây

Mẹ Làm Gì Để Trẻ Có Hệ Tiêu Hóa Tốt

Trong những năm đầu đời, bé yêu với hệ tiêu hóa non nớt rất dễ gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, hấp thu kém, biếng ăn,… Làm gì trẻ có hệ tiêu hóa tốt là câu hỏi của rất nhiều mẹ. Mẹ có thể giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tự nhiên, chống lại các vấn đề khó chịu về tiêu hóa nếu áp dụng những nguyên tắc sau:

Bổ sung nhiều LỢI KHUẨN và CHÂT XƠ vào chế độ ăn của con

Lợi khuẩn (probiotic) và chất xơ (prebiotic)  đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ tiêu hoá. Trong khi lợi khuẩn là những vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, chống lại những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu cho bé thì chất xơ là thức ăn của những lợi khuẩn này, đảm bảo cho lợi khuẩn phát triển và hoạt động tốt trong đường ruột.

Thực phẩm giàu lợi khuẩn probiotic hàng đầu để mẹ đưa vào chế độ ăn cho bé chính là sữa chua. Sữa chua chứa hàm lượng lợi khuẩn probiotic cực lớn có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng. Để bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho bé, mẹ nên lựa chọn chất xơ từ ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ quả như  táo, đu đủ, chuối, bí ngô, khoa lang, bơ,…

trẻ bị táo bón nên ăn gì

Đảm bảo vệ sinh chế biến thức ăn

Đối với các bé đang uống sữa bột, bố mẹ nên tiệt trùng và vệ sinh dụng cụ pha sữa trước và sau khi sử dụng. Nguyên liệu chế biến thức ăn cho trẻ phải luôn sạch, an toàn và tươi ngon. Cho trẻ ăn dứt điểm từng bữa, hạn chế tình trạng hâm nhiều lần.

Khuyến khích con vận động thường xuyên 

Khuyến khích con vận động với bài tập và mức độ đúng lứa tuổi sẽ kích thích bé tiêu hóa, hấp thu tốt và ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên bố mẹ cần tránh thời điểm con vừa ăn no, nếu tập ngay lúc này sẽ rất hại cho dạ dày bé.

Massage Bụng cho bé

Massage là một sự tương tác tuyệt vời để bé cảm nhận được tình yêu đọc tiếp tại đây

Làm Thế Nào Để Trẻ Sơ Sinh Ngủ Sâu Giấc

Trong những tuần tuổi đầu tiên, bên cạnh chuyện bú mẹ thì làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc là điều các mẹ quan tâm nhất. Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh trong phát triển hệ thần kinh và cảm xúc. Trẻ chưa quen với môi trường mới thường ngủ không sâu giấc và thức dậy nhiều lần trong vài giờ. Khiến mẹ rất stress và mệt mỏi. Các mẹ hãy cùng team Mẹ Việt tìm hiểu cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc nhé! 

Nhu Cầu Giấc Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh

Trong 2 tháng đầu, trẻ thường dành nhiều thời gian để ngủ. Trẻ cần ngủ từ 10 – 18 giờ mỗi ngày. Chia thành 3 giấc ban ngày và 1 giấc đêm. 3 giấc ban ngày không quá 2 tiếng đồng hồ. 

Tuy nhiên, giai đoạn này, trẻ có thể nhầm lẫn trong phân biệt giữa ngày và đêm. Vì vậy, trẻ thường ngủ bất kỳ lúc nào, không phân biệt giờ giấc. Điều đó cũng có nghĩa là trẻ có thể thức giấc vào lúc từ 1 – 5 giờ sáng trong khi người lớn đang say giấc. Hoặc có trẻ có biểu hiện ngày ngủ đêm thức làm cho mẹ và cả gia đình đảo lộn sinh hoạt.

trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc

Làm Thế Nào Để Trẻ Sơ Sinh Ngủ Sâu Giấc

Để giúp cho trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc, ba mẹ hãy thực hiện các phương pháp sau:

Tập thói quen ngủ ngoan cho trẻ

Nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ

Dưới tám tuần đầu sau sinh, trẻ không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ. Khi trẻ buồn ngủ sẽ có những dấu hiệu như: chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Nhận biết những dấu hiệu này mẹ nên đặt bé vào nôi hay giường.

Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm

Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Dấu hiệu là bé hay quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ dù mẹ đã díp mắt. Trong đọc tiếp tại đây

mất ngủ khi mang thai

MẤT NGỦ KHI MANG THAI PHẢI LÀM SAO

 Đối với hầu hết mẹ bầu, thời điểm mang thai là một khoảng thời gian tuyệt vời. Nhưng bên cạnh những niềm vui đó, không ít mẹ gặp nhiều rắc rối đối với sức khỏe. Trong đó rối loạn giấc ngủ, mất ngủ là một vấn đề gặp khá phổ biến. Vậy làm sao để xua tan nỗi lo lắng về mất ngủ, khắc phục tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu. Chúng ta cùng theo dõi video này nhé.

Hiện Tượng Mất Ngủ Khi Mang Thai

Mất ngủ là một trong những rối loạn về giấc ngủ. Biểu hiện thường gặp là mẹ thấy khó khăn để đi vào giấc ngủ. Mẹ có cảm giác buồn ngủ nhưng nằm trằn trọc mà vẫn chưa ngủ được. Hoặc là mẹ đã vào được giấc ngủ rồi nhưng luôn bị chập chờn, giấc ngủ không sâu. Mẹ bị tỉnh giấc giữa đêm và không ngủ lại được.

Đa số các mẹ thường bị mất ngủ trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có một số mẹ mất ngủ suốt cả thai kỳ.

Nguyên Nhân Khiến Mẹ Bầu Mất Ngủ

mất ngủ khi mang thai

Nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ chủ yếu do quá trình phát triển ngày một lớn của thai nhi. Các triệu chứng ốm nghén, chuột rút, đi tiểu nhiều, đau vai cơ, không tìm được tư thế ngủ tốt cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Hoặc do mẹ bầu căng thẳng, lo lắng khi mang thai. Tất cả đều là nguyên nhân khiến mẹ mất ngủ.

Mất ngủ thực ra không gây hại đến thai nhi trong bụng mẹ. Nhưng tình trạng mất ngủ khi mang thai khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, mất sức. Về lâu về dài sẽ làm mẹ bầu rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể, chán ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng. Hơn nữa, đây cũng có thể là nguyên nhân làm phát sinh một số vấn đề bệnh lý trong thai kỳ.

Bản thân mình trải qua 2 lần sinh nở, cũng thường xuyên gặp tình trạng mất ngủ khi mang bầu. Không chỉ vậy tình trạng mất ngủ, khó ngủ còn xảy ra cả vào giai đoạn sau sinh nữa. Điều này thực sự gây ra mệt mỏi, thậm chí còn gây ra tình trạng đau đầu dữ dội sau những đêm mất ngủ như vậy. đọc tiếp tại đây

Cách Kích Sữa Hiệu Quả Cho Các Mẹ

Không giống nhiều mẹ may mắn, sữa đã về ngay sau khi sinh. Một số mẹ phải đợi rất lâu sữa mới về. Hơn nữa, nguồn sữa lại khá ít ỏi. Nếu mẹ đang ở trong tình huống này, và muốn gọi sữa về cho con thì hãy tham khảo các phương pháp kích sữa trong bài viết này nhé.

Kích Sữa Là Gì

Kích sữa là áp dụng nhiều biện pháp nhằm kích thích cơ thể mẹ tiết sữa nhanh và nhiều hơn. Các phương pháp kích sữa thường được dùng trong trường hợp  khi mẹ chưa có sữa sau sinh. Hay mẹ ít sữa không đủ cho bé bú và mẹ bị mất sữa. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mẹ kết hợp các biện pháp kích sữa phù hợp. Đó là sử dụng các thực đơn lợi sữa, massage bầu ngực, hút sữa, dùng cốm lợi sữa…

Phương pháp kích sữa cần lưu ý gì?

– Các mẹ không nên vội vã bổ sung những thực phẩm chức năng hoặc viên uống kích sữa trong 2 – 3 ngày đầu tiên vừa sinh con để tránh bị phản tác dụng.

– Tốt nhất, mẹ nên ưu tiên sử dụng các phương pháp kích sữa tự nhiên. Sau đó tùy vào tình hình thực tế để kết hợp các phương pháp khác. 

đọc thêm bài viết Cải Thiện Sữa Mẹ Bị Nóng Bằng Cách Nào ?

Các Phương Pháp Kích Sữa

Dưới đây là một số phương pháp kích sữa giúp sữa mẹ về nhiều hơn. Mẹ nên sử dụng linh hoạt các cách này tùy vào tình trạng và điều kiện của bản thân. Và ưu tiên sử dụng các phương pháp theo thứ tự mình trình bày nhé.

Cho con bú trực tiếp 

Cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt chính là cách kích sữa tuyệt vời nhất. Dù ít sữa, thì mẹ cũng kiên nhẫn cho con bú đều đặn mỗi ngày nhé. Mỗi lần cho con bú, mẹ nên da tiếp da. Vì những cử chỉ âu yếm với con, cũng giúp bộ não chỉ mẹ chỉ đạo kích thích phản xạ và cơ chế sản sinh sữa.

Sữa mẹ được sản xuất theo nhu cầu cung. Do vậy, mẹ hãy thoải mái cho con bú thường xuyên khi con muốn. Việc này giúp nguồn sữa mẹ được ổn định, đồng thời đọc tiếp tại đây